Thi công sơn kẻ vạch là quá trình phun sơn vạch kẻ đường giao thông, vạch kẻ phân làn, vạch kẻ trong bãi đậu xe, nhà xưởng, tầng hầm…Vậy quy trình sơn vạch kẻ thực hiện như thế nào? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của Lê Bình để tìm câu trả lời nhé.
1. Sơn Kẻ Vạch Đường Là Gì?
Trước khi đi sâu vào tìm hiểu các bước thi công sơn kẻ vạch đúng chuẩn thì hãy cùng tìm hiểu sơn vạch kẻ đường là gì và có những ứng dụng gì trong cuộc sống nhé.
Sơn kẻ vạch đường là loại sơn chuyên dụng để phủ lên bề mặt nhất định, dùng để vẽ lên vạch sang đường cho người đi bộ, vạch phân định vị trí, nhà xưởng, vạch phân làn cho bãi đỗ xe…Sơn kẻ đường tốt là sơn chịu được tính axit cao, chống trượt tốt, bền màu, ít bị mài mòn, chịu được áp lực và sự tác động của thời tiết tốt.
Sơn kẻ vạch thông thường có 2 loại là sơn dẻo nhiệt và sơn nguội. Mỗi loại này lại có sơn phản quang hoặc không phản quang tùy theo nhu cầu sử dụng. Ví dụ sơn kẻ vạch trên đường cao tốc hoặc trong bãi đỗ xe dưới tầng hầm thì cần sử dụng sơn phản quang.
Ứng dụng sơn kẻ vạch đường đa dạng như vạch đường giao thông, nhà xưởng, bãi đỗ xe
2. Ứng Dụng Của Sơn Kẻ Vạch Đường
Sơn kẻ vạch đường không thể thiếu trong giao thông đường bộ, giúp phân làn, phân luồng, chỉ dẫn cho người tham gia giao thông, đảm bảo an toàn giao thông. Ngoài ra sơn kẻ vạch còn có nhiều ứng dụng khác trong cuộc sống, cụ thể:
- Giao thông: Vạch kẻ chỉ dẫn hướng đi, kẻ làn đường, vạch kẻ sang đường cho người đi bộ…
- Bãi đỗ xe: Vạch kẻ hướng đi, phân làn, phân vị trí để ô tô, xe máy, ký hiệu biển báo..
- Nhà xưởng: Vạch kẻ vị trí để máy móc, dụng cụ làm việc, đường đi cho người lao động hoặc phương tiện giao thông…
- Ngoài ra sơn kẻ vạch còn dùng cho gara ô tô, kho bãi…
3. Các Loại Sơn Thường Dùng Khi Thi Công Sơn Kẻ Vạch
Sơn kẻ vạch sử dụng loại sơn chuyên dụng có đặc tính riêng cho từng loại vạch kẻ. Sơn kẻ vạch trong nhà và ngoài trời sử dụng loại sơn riêng biệt. Cụ thể:
3.1. Sơn Kẻ Vạch Trong Nhà
Sơn kẻ vạch đường trong nhà như bãi đỗ xe tầng hầm, bãi đỗ xe trong nhà, vạch kẻ trong nhà kho, xưởng, gara ô tô…thường sử dụng sơn Epoxy và sơn phản quang. Ưu điểm của sơn kẻ vạch trong nhà là chống trơn trượt tốt, độ ma sát cao, chịu lực tốt, bền màu, ít bị ăn mòn và dễ dàng vệ sinh.
Sơn phản quang là sơn phát sáng khi có đèn chiếu vào giúp chỉ dẫn giao thông dưới tầng hầm hoặc trong điều kiện thiếu sáng tốt hơn.
3.2. Sơn Kẻ Vạch Ngoài Trời
Vạch kẻ đường ngoài trời như vạch kẻ trong giao thông, bãi đỗ xe ngoài trời…sử dụng sơn dẻo nhiệt hoặc sơn Polyurethane. Ưu điểm của 2 loại sơn này là chống nhiệt tốt, chịu áp lực tốt, chịu được tác động của môi trường, thời tiết, không bị ăn mòn, độ bám dính cao, độ bền cao. Tuy nhiên thi công sơn kẻ vạch ngoài trời khá phức tạp, cần đơn vị thi công chuyên nghiệp sử dụng máy phun sơn vạch thì mới thi công được.
Sơn kẻ vạch bãi đỗ xe ngoài trời thường sử dụng sơn dẻo nhiệt
4. Các Bước Thi Công Sơn Kẻ Vạch
Trước khi thực hiện thi công sơn kẻ vạch cần kiểm tra chất lượng bề mặt đường như nhiệt độ, độ ẩm…để lựa chọn loại sơn phù hợp. Các bước thi công sơn kẻ vạch đúng chuẩn như sau:
Bước 1: Xử Lý Mặt Sàn
Để đạt hiệu quả cao nhất và sơn bền nhất thì vệ sinh mặt sàn là rất quan trọng:
- Vệ sinh bụi bẩn bằng chổi quét, máy hút bụi, dùng máy sấy sấy khô nếu sàn ẩm ướt, dùng dung môi để tẩy vết dầu mỡ nếu có.
- Nếu mặt sàn gồ ghề thì dùng máy mài để làm phẳng.
Bước 2: Xác Định Vị Trí Vạch Kẻ
Dùng keo dán 2 mép đường của vạch kẻ đường theo bản vẽ thi công.
Bước 3: Thi Công Sơn Lót
Sử dụng con lăn nhúng vào lớp sơn lót rồi sơn 1-2 lớp lên vạch kẻ. Chờ khoảng 4-6 giờ để sơn lót khô hẳn thì thực hiện thi công sơn kẻ vạch.
Bước 4: Thi Công Sơn Kẻ Vạch
- Pha sơn theo đúng tỉ lệ hướng dẫn của nhà sản xuất, khuấy đều.
- Thi công sơn 1-2 lớp sơn lên và chờ 6-8 giờ cho sơn khô hẳn.
- Nếu muốn tạo lớp phản quang thì dùng máy rắc bi phản quang sau khi vừa thi công sơn kẻ vạch xong.
- Sau khi xác nhận sơn khô hoàn toàn, lớp sơn đã đều màu thì tháo bỏ băng dán, vệ sinh lại mặt sàn và cho phương tiện lưu thông bình thường.
Thi công sơn kẻ vạch bằng sơn dẻo nhiệt
Nếu thi công sơn dẻo nhiệt thì cần nấu sơn trong nồi chuyên dụng ở nhiệt độ 180-220 độ C tạo thành hỗn hợp đồng nhất. Sau đó đổ sơn vào máy phun sơn vạch rồi đẩy máy đi theo đường kẻ vạch để sơn được rải đồng đều. Các bước trước và sau thi công thực hiện như sơn kẻ vạch thông thường.
Trên đây là toàn bộ thông tin về các bước thi công sơn kẻ vạch và ứng dụng của sơn kẻ vạch trong cuộc sống. Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn.
Nếu bạn đang tìm mua thiết bị sơn kẻ vạch đường, máy phun sơn kẻ vạch uy tín, chất lượng, hãy liên hệ ngay hotline: 0868 311108 để được Lê Bình tư vấn nhanh chóng và cụ thể hơn.
LÊ BÌNH GROUP-CHẤT LƯỢNG ĐẾN TỪNG CHI TIẾT
VPGD: Số 19, Liền kề 31, KĐT Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội
Điện thoại:+84-4-3537.6753 – Fax:+84-4-3537.6892
Hotline: 0868 311 108 – Email: sales@lebinh.vn
Website: www.lebinh.com.vn – www.lebinh.vn