tieu chuan va quy trinh thi cong son go giam toc 12

Tiêu Chuẩn Và Quy Trình Thi Công Sơn Gờ Giảm Tốc Leave a comment

tieu chuan va quy trinh thi cong son go giam toc 12

Gờ giảm tốc là giải pháp giúp giảm tốc độ di chuyển của các phương tiện giao thông trên đường bộ, giảm thiểu tình trạng phóng nhanh, vượt ẩu, đảm bảo an toàn. Vậy khi thi công vạch sơn gờ giảm tốc cần đảm bảo tiêu chuẩn nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây của Lê Bình nhé!

1. Gờ Giảm Tốc Là Gì?

Gờ giảm tốc là một dạng vạch kẻ đường giao thông nhô cao lên so với mặt đường. Gờ giảm tốc có chiều dày nhỏ hơn hoặc bằng 6mm. Vạch sơn giảm tốc có tác dụng cảnh báo đoạn đường nguy hiểm, người đi đường cần giảm, hạn chế tốc độ và chú ý quan sát các phương tiện khác lưu thông trên đường, đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông.

Vạch sơn giảm tốc là một loại sơn dẻo nhiệt được sơn màu vàng, thường được sử dụng cùng với tín hiệu đèn giao thông, biển báo, còi, cần chắn…để tăng cao độ an toàn cho người điều khiển xe máy, ô tô lưu thông trên đường.

tieu chuan va quy trinh thi cong son go giam toc 14

Gờ giảm tốc được dùng để giảm tốc độ, hạn chế phóng nhanh, vượt ẩu

2. Tiêu Chuẩn Vạch Kẻ Đường Giảm Tốc

Tiêu chuẩn vạch sơn giảm tốc tùy thuộc vào loại đường và phương tiện lưu thông trên đường. Có 2 tiêu chuẩn chính là tiêu chuẩn về thiết kế và tiêu chuẩn vị trí. 

2.1. Tiêu Chuẩn Thiết Kế Gờ Giảm Tốc

Vạch kẻ đường giảm tốc cần đáp ứng 3 tiêu chuẩn về thiết kế gồm chất liệu, vật liệu và kích thước. Cụ thể như sau:

  • Tiêu chuẩn về chất liệu : Cao su, bê tông, nhựa hoặc thép đúc. 
  • Tiêu chuẩn về vật liệu sơn vạch giảm tốc: Sau khi tạo thành gờ giảm tốc bằng các chất liệu trên thì sơn 1 lớp sơn dẻo nhiệt màu vàng, tạo phản quang. Sơn màu vàng phản quang giúp người tham gia giao thông dễ dàng quan sát để giảm tốc độ vào buổi tối.
  • Tiêu chuẩn kích thước vạch kẻ đường giảm tốc: Bề dày hay độ nhô cao của gờ giảm tốc không được vượt quá 6mm. Khoảng cách giữa 2 mép vạch sơn gờ giảm tốc là 400mm, bề rộng vạch sơn giảm tốc là 200mm. 

tieu chuan va quy trinh thi cong son go giam toc 13

Vạch giảm tốc có thể được làm từ bê tông, nhựa, cao su hoặc thép đúc

2.2. Tiêu Chuẩn Vị Trí Gờ Giảm Tốc

Gờ giảm tốc được bố trí theo từng cụm vạch để tăng cao hiệu quả cảnh báo. Thông thường mỗi phía 3 cụm vạch sơn. Nếu đường bộ sát gần đường sắt, có đoạn đường bộ chuyển tiếp ngắn thì có thể bố trí cụm vạch giảm tốc nhỏ hơn. Vạch giảm tốc vuông góc với tim đường được bố trí hết chiều rộng 1 chiều xe chạy hoặc toàn bộ mặt đường (đối với đường 1 chiều). 

Bên cạnh đó, gờ giảm tốc cần bố trí kết hợp với biển báo, đèn tín hiệu…để người điều khiển phương tiện giao thông dễ chú ý hơn. 

3. Quy Trình Thi Công Sơn Vạch Kẻ Đường Gờ Giảm Tốc

Vạch sơn gờ giảm tốc cần đáp ứng đủ tiêu chuẩn TCVN 8791:2011 với vật liệu là sơn dẻo nhiệt, phản quang và màu vàng. Để quá trình sơn vạch giảm tốc nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và công sức lao động thì cần sử dụng máy sơn vạch kẻ đường chuyên dụng. Dưới đây là quy trình thi công sơn vạch giảm tốc bằng sơn dẻo nhiệt:

Bước 1: Vệ Sinh Bề Mặt

Trước khi thi công bề mặt phải được làm sạch bụi bẩn, dầu mỡ, lớp vạch sơn cũ…Sử dụng chổi quét, máy hút bụi, dung môi, máy đục, máy xóa vạch kẻ đường để làm sạch. Nếu bề mặt ướt hoặc có hơi ẩm thì dùng máy sấy để sấy khô, đảm bảo nhiệt độ trên 15 độ C.

Đối với mặt đường bê tông và nhựa đã thi công trên 6 tháng thì phải phủ 1 lớp nhựa lót để tăng độ bám dính của sơn vạch kẻ đường.

Bước 2: Nấu Sơn Dẻo Nhiệt

Đổ từ từ sơn vào nồi nấu chuyên dụng, để nhiệt độ 100 độ C, dùng máy khuấy đều liên tục. Cho tiếp sơn vào khuấy đều, điều chỉnh và duy trì ở 180-220 độ C.

tieu chuan va quy trinh thi cong son go giam toc 11

Sử dụng máy phun sơn dẻo nhiệt có thùng chứa sơn để tăng hiệu quả sơn

Bước 3: Thi Công

  • Lăn 1 lớp sơn epoxy (sơn lót) để kết nối, tăng độ bám dính, độ phủ, độ bền màu giữa sơn dẻo nhiệt và bề mặt đường.
  • Cho sơn đã nấu vào thùng chứa sơn của máy sơn kẻ vạch đường dẻo nhiệt. Điều chỉnh nhiệt độ ở thùng chứa đảm bảo từ 180-220 độ C
  • Tạo độ phản quang cho vạch sơn bằng cách dùng máy rắc bi phản quang lên trên vạch đã được sơn dẻo nhiệt. Mật độ bi phản quang tối thiểu là 375g/m2.
  • Đợi 15-20 phút cho sơn khô hoàn toàn. 
  • Kiểm tra toàn bộ hiệu quả vạch sơn như độ mịn, chiều dài, chiều rộng vạch đã được phun đều màu, bi phản quang được rải đủ…
  • Cho các phương tiện lưu thông bình thường. 

Như vậy, sơn vạch kẻ gờ giảm tốc cần đảm bảo đúng thiết kế, vật liệu sơn và đặt ở vị trí theo đúng quy định. Hy vọng bài viết trên giúp bạn hiểu rõ hơn về gờ giảm tốc cũng như sơn kẻ vạch giảm tốc. Nếu bạn đang tìm mua máy sơn vạch kẻ đường, vạch giảm tốc, máy xóa vạch kẻ đường…thì hãy liên hệ hotline 0868 311108 để được Lê Bình tư vấn và báo giá sớm nhất. Đến với Lê Bình, đảm bảo bạn sẽ được mua hàng với chất lượng tốt nhất, giá cả tốt nhất thị trường.

VPGD: Số 19, Liền kề 31, KĐT Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội

Điện thoại:+84-4-3537.6753 – Fax:+84-4-3537.6892

Hotline: 0868 311 108 – Email: sales@lebinh.vn

Website: www.lebinh.com.vnwww.lebinh.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

3
KHUYẾN MẠI HÔM NAY
0868.311.108
(Hotline 24/7)
086.280.3443
(Hỗ Trợ Bán Hàng)
Nhắn Tin Zalo
(Hỗ Trợ 24/7)