boi tron 2015 10 15 160113

Phương Pháp Thiết Kế Hệ Thống Bôi Trơn Hiệu Quả Leave a comment

Tại kỳ trước, chúng ta đã tìm hiểu sơ bộ về hệ thống bôi trơn tự động. Để thiết kế được một hệ thống bôi trơn có hiệu quả thì cần thiết phải tính toán các yếu tố một cách khoa học. Thiết kế một hệ thống bôi trơn đạt hiệu quả thì không những đạt được kết quả là bôi trơn được các điểm cần thiết mà còn phải sử dụng tối ưu nguồn nhiên liệu, tiết kiệm chi phí cho dây chuyền mà vẫn đạt được hiệu quả cao nhất. Để thiết kế được hệ thống bôi trơn hiệu quả, chúng ta có thể tham khảo các bước sau:

nhung phan chinh cua mot he thong boi tron tu dong 2015 10 15 155919

I. Xác định chất bôi trơn:

Để thiết kế được một hệ thống bôi trơn hoàn chỉnh và đạt hiệu quả thì cần phải xác định chất bôi trơn mà nhà máy (hệ thống) sử dụng. Mỗi chất bôi trơn khác nhau thì có những lựa chọn về thiết bị máy bơm công nghiệp khác nhau.

Có rất nhiều loại chất bôi trơn được sử dụng cho hệ thống bôi trơn và tùy thuộc vào cường độ hóa của động cơ cũng như mức độ phụ tải ổ trục, tính năng tốc độ. Người vận hành nên kiểm tra và lựa chọn chất bôi trơn phù hợp để bảo vệ và tăng tuổi thọ động cơ, giảm tiêu hao năng lượng, đem lại hiệu quả làm việc tốt hơn. Chất bôi trơn thông thường gồm có:

  • Bôi trơn bằng dầu
  • Bôi trơn bằng mỡ, chỉ số NLGI
  • Bạc phớt – vật liệu Buna-N, Viton

222

II. Xác định nguồn năng lượng hoạt động cho Hệ thống:

Đối với các nhà máy khác nhau thì nguồn năng lượng của các nhà máy cũng khác nhau. Nếu tận dụng được các nguồn năng lượng sẵn có của các nhà máy thì sẽ giúp các nhà máy, công ty tiết kiệm được chi phí. Năng lượng mà các hệ thống bôi trơn sử dụng bao gồm:

  • Thủ công
  • Khí nén
  • Chuyển động cơ học
  • Thủy lực
  • Điện

III. Chọn lựa phương thức điều khiển và kiểm soát Hệ thống:

Phương thức điều khiển và kiểm soát hệ thống đóng vai trò rất quan trọng. Các bảng điều khiển sẽ giúp cho hệ thống được kiểm soát một cách tối ưu, tránh mọi tai nạn xảy ra trong quá trình hoạt động. Các phương thức kiểm soát hệ thống bao gồm:

  • Thủ công/quan sát bằng mắt thường
  • Bảng điều khiển PLC
  • Bảng điều khiển chu kỳ máy GLC-4400
  • Bảng điều khiển chu kỳ máy với màn hình hệ thống
    • LC-1000
    • WMP lll
    • GLC-4400
  • Điều khiển chỉ có chức năng bật/tắt theo thời gian.
    • D.C. Timer
    • Solid State Timer
  • Điều khiển chức năng bật/tắt theo thời gian có màn hình hệ thống.
    • LC-1000
    • WMP lll
    • GLC-4400

IV. Khảo sát và xác định nhu cầu bôi trơn

Để xác định được chính xác nhu cầu bôi trơn, thì các bạn cần nắm rõ cấu tạo của hệ thống bôi trơn đó.

Các bộ phận chính của hệ thống bôi trơn

Hệ thống bôi trơn gồm 4 bộ phận chính đó là bơm dầu, lọc dầu, thông gió hộp trục khuỷu, két làm mát dầu. Mỗi bộ phận đều đem lại công dụng riêng trong quá trình hoạt động của hệ thống, cùng tìm hiểu cụ thể về chúng trong nội dung tiếp theo nhé!

  • 1: Bơm dầu

Bộ phận này có tác dụng trong việc cung cấp dầu nhờn áp lực cao đến các bề mặt thường xuyên bị ma sát liên tục để bôi trơn và làm mát, tránh hư hỏng trong suốt quá trình làm việc.

Có rất nhiều loại bơm dầu được sử dụng hiện nay như pittông, trục vít, phiến trượt, tuy nhiên loại bánh răng là phổ biến nhất.

  • 2: Bộ phận lọc dầu

Bộ phận lọc dầu trong hệ thống bôi trơn đóng vai trò cực kỳ quan trọng, giúp giữ lại toàn bộ cặn bẩn khi dầu đi qua các chi tiết máy. Giúp dầu luôn đạt độ sạch nhất định, hạn chế tình trạng ổ trục bị mài mòn, kẹt, hư hỏng do tạp chất gây ra. Các tạp chất thường thấy trong màng lọc dầu sau một thời gian sử dụng đó là muội than, cát, bụi, tạp chất trong không khí, mạt kim loại,…

  • 3: Thông gió hộp trục khuỷu

Bộ phận thông gió hộp trục khuỷu có công dụng lớn trong việc hạ nhiệt, làm mát động cơ để tránh làm ảnh hưởng đến tính chất lý – hóa của dầu nhờn. Thông gió hộp trục khuỷu cũng góp phần bảo vệ dầu nhờn khỏi tình trạng ô nhiễm, phân hủy khi tạp chất cháy trong quá trình hoạt động.

  • 4: Két làm mát dầu

Các bộ phận trong hệ thống bôi trơn đều hoạt động bổ trợ cho nhau, giúp quá trình hoạt động luôn trơn tru, êm ái. Vì vậy, két làm mát dầu có nhiệm vụ bảo đảm nhiệt độ của dầu nhờn luôn ở mức ổn định, không để xảy ra tình trạng quá nóng làm hư hỏng, gián đoạn quá trình hoạt động.

Khảo sát và xác định nhu cầu bôi trơn bao gồm các công việc chính sau:

  • Xem bản vẽ của các máy móc thiết bị
  • Xác định các điểm cần thiết phải bôi trơn
  • Tính kích thước các điểm bôi trơn
  • Gom các điểm bôi trơn thành từng nhóm thuận lợi cho việc bôi trơn
  • Lập danh sách tính toán các điểm bôi trơn

8

V. Thiết kế các bộ van chia:

  • Thiết kế tổ hợp các bộ Van chia thứ cấp.
  • Thiết kế tổ hợp các bộ Van chia sơ cấp.
  • Xác định các phụ kiện đi kèm: Performance indicators, Cycle switch, Cycle indicator, visual, valves,…

VI. Chọn thiết bị máy Bơm chính:

  • Bơm cơ thủ công
  • Bơm hoạt động bằng khí nén
  • Bơm hoạt động bằng chuyển động cơ
  • Bơm hoạt động bằng thủy lực
  • Bơm hoạt động bằng điện.
  • Chọn kích thước bể chứa chất bôi trơn
  • Loại Mỡ bôi trơn
  • Loại Dầu bôi trơn.
  • Áp suất yêu cầu
  • Yêu cầu lưu lượng đầu ra.
  • Cảnh báo khi mức dầu thấp.

VII. Xác định lượng dầu mỡ cần bôi trơn
Công thức xác định

V = A * T * Service Factor

Trong đó:

  • A = p * D * L
  • p  = 3.14
  • D = Đường kính
  • L = Chiều dài
  • T là đặc điểm hệ thống gồm: hệ thống bơm mỡ thường, hệ thống bơm mỡ tự động, hệ thống bơm dầu thường và tự động.
  • Service Factors là điều kiện của hệ thống.

LeBinh Group là nhà phân phối chính thức các dòng sản phẩm Máy bôi trơn công nghiệp, máy phun 2 thành phần Graco  chính hãng và uy tín nhất thị trường Việt Nam hiện nay. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được nhiều thông tin chi tiết về sản phẩm.

VPGD: Số 19, Liền kề 31, KĐT Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội
Điện thoại:+84-4-3537.6753 – Fax:+84-4-3537.6892
Hotline: 0868 311 108 –  Email: sales@lebinh.vn
Website: www.lebinh.com.vn   –   www.lebinh.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

3
KHUYẾN MẠI HÔM NAY
0868.311.108
(Hotline 24/7)
0963.401.881
(Hỗ Trợ Bán Hàng)
Nhắn Tin Zalo
(Hỗ Trợ 24/7)