73

Làm Sạch Bề Mặt Và Sơn Chống Rỉ Tàu Biển Leave a comment

73

Làm sạch bề mặt và sơn chống rỉ tàu biển là công việc vô cùng quan trọng phục vụ cho ngành hàng hải và phục chế, bảo dưỡng tàu biển, tạo nên vẻ đẹp và tuổi thọ bền bỉ theo thời gian.

Tàu biển là phương tiện hoạt động trong môi trường nước có nồng độ mặn – tính axit cao và thường xuyên phải chống chịu với điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Chính vì thế các chủ tàu nên nắm rõ quy trình phun sơn chống hà, chống rỉ sét bề mặt tàu nhằm nâng cao độ bền tuổi thọ và tăng tính thẩm mỹ phương tiện hàng hải này.

Cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để không bỏ lỡ những thông tin hữu ích bạn nhé.

Quy trình sơn chống oxi hóa – chống rỉ sét tàu biển

Việt tạo nên tính thẩm mỹ, vẻ đẹp cũng như độ bền cho con tàu phụ thuộc có sự ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố từ chất lượng bề mặt vỏ tàu, chất lượng sơn cho đến máy móc và trình độ kỹ thuật của thợ thi công.

Công ty Lê Bình sẽ đưa ra 1 quy trình hoàn thiện nhất khâu chuẩn bị bề mặt, dụng cụ thi công và phương pháp thi công sơn chống rỉ sét tàu biển ngay sau đây:

1. Chuẩn bị và Làm sạch bề mặt tàu biển

Sơn chống rỉ sét muốn bám tốt trên vỏ tàu, không bong tróc đều cần một bề mặt tốt. Chính vì thế công việc chuẩn bị bề mặt là vô cùng quan trọng nếu chủ tàu muốn nâng cao tuổi thọ và chất lượng màng sơn.

72

Công việc chuẩn bị bề mặt cần phải xác định rõ chất liệu cấu tạo vỏ tàu biển nhằm đưa ra phương án lựa chọn máy móc và phương pháp làm sạch phù hợp. Hiện nay, thị trường vận chuyển hàng hải bằng tàu biển tại Việt Nam có 2 loại

*** Tàu vỏ sắt: Bề mặt sơn đòi hỏi phải khô, không có hơi ẩm, dầu mỡ, tạp chất hay rỉ sét  (Cần đạt chuẩn ISO8504).

  • Đối với bề mặt mới chưa xử lý: Cần phải làm sạch bề mặt bằng cách phun cách đạt tiêu chuẩn St2 2.5 hoặc St2 tùy theo mục đích sử dụng.
  • Đối với bề mặt có lớp sơn chống rỉ, sơn cũ: Cần loại bỏ rỉ sét, tạp chất và xử lý những lồi lõm không đồng đều tại bề mặt.

*** Tàu vỏ gỗ:

  • Tàu gỗ mới đóng: Chà nhẵn và để khô hoàn toàn bề mặt, làm sạch mọi tạp chất như dầu mỡ, vụ gỗ, vết bẩn trước khi tiến hành phun sơn chống thấm tàu gỗ.
  • Tàu gỗ cũ: Cần làm khô các thớ gỗ, làm sạch lớp sơn cũ và mảng bám.

Thiết bị lý tưởng cho việc làm sạch bề mặt tàu biển chỉ có: Máy phun cát ướt Ecoquip của Graco với các ID máy:

  • Máy Graco Ecoquip 2 EQm
  • Máy phun cát ướt Ecoquip EQs
  • Máy Ecoquip 2 EQs Elite
  • Máy Graco Ecoquip 2 EQs Twinline
  • Máy phun cát ướt Ecoquip EQ600s
  • Máy phun cát ướt làm sạch bề mặt EQ200t

may phun cat uot graco ecoquip eq300s

Dòng máy phun cát ướt Ecoquip của Graco có thể làm sạch hầu hết mọi bề mặt kim loại, gỗ, đá sa thạch mà không phá vỡ kết cấu vật liệu, giảm bụi 90% so với phun cát khô ( cổ điển ) và không đọng vũng nước như khi làm sạch bằng nước.

Ecoquip có công nghệ tiên tiến cho phép điều chỉnh áp suất từ 2.1bar →  8.7bar mang đến an toàn, tránh tổn thương bề mặt mà vẫn loại bỏ hàu bám, rỉ sét tiết kiệm thời gian và chi phí thi công.

Lưu ý: Ngay sau khi làm sạch lớp rỉ set của tàu biển ( 5s – 1p ) thì người thi công phải phun, quét luôn 1 lớp topcoat chống ôxi hóa lại bề mặt sắt thép mới được làm sạch.

*** Địa chỉ bán thiết bị làm sạch bề mặt – máy phun cát ướt Graco toàn quốc:

Công Ty Cổ Phần Kỹ Thuật Lê Bình

VPGD: Số 19, Liền kề 31, KĐT Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội

Điện thoại:+84-4-3537.6753 – Fax:+84-4-3537.6892

Hotline: 0868 311 108 – Email: sales@lebinh.vn

Website: www.lebinh.com.vnwww.lebinh.vn

2. Dụng cụ và phương pháp thi công sơn chống rỉ tàu biển

2.1 Dụng cụ

  • Máy phun sơn – súng phun sơn: Đây là giải pháp nhanh chóng, chuyên nghiệp cho màng sơn phủ đều, bóng mịn. Với khối lượng công việc lớn, thời gian thi công gấp rút thì các chủ xưởng đóng tàu nên đầu tư dụng cụ này. Lê Bình Group có cung cấp đầy đủ máy phun sơn và phụ kiện phun sơn Graco giá thành tốt nhất để khách hàng lựa chọn.
  • Dùng cọ lăn: Thực hiện tại các khu vực khó tiếp cận tuy nhiên không được khuyến cáo sử dụng cho lớp sơn lót.
  • Dùng cọ sơn: Đây là phương pháp thủ công chỉ áp dụng cho những vị trí nhỏ mà các dụng cụ trên không thể thực thi.

2.2 Quy trình sơn tàu biển chống hà – chống rỉ sét

73

Dựa theo mục đích sử dụng và thuộc tính bề mặt vỏ tàu, thân tàu để có các lựa chọn loại sơn phù hợp như: sơn tàu biển cao su clo hóa, sơn gốc epoxy, gốc alkyd, gốc 2 thành phần polyurethan sơn chống rỉ tàu biển hay sơn chống hà. Dù lựa chọn loại sơn nào thì quy trình sơn tàu biển đều cần tiến hành 3 lớp sơn sau:

  • Lớp sơn lót đầu tiên: Lựa chọn sơn cần xem kỹ tỉ lệ vì lớp sơn này là nền tảng cho các lớp sơn khác bám dính trên bề mặt tàu.
  • Phun sơn lớp trung gian: Tàu biển hoạt động trong môi trường mặn, nhiều axit nên cần lớp sơn giữa đặc biệt này để chống rỉ sét, chống rỉ. Tùy vào từng loại sơn và nhu cầu sử dụng để tính toán độ dày phù hợp. Tuy nhiên, lớp sơn trung gian không nên quá dày hoặc quá mỏng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt.
  • Phun phủ hoàn thiện: Sau khi đã phun lót và phun trung gian, chúng ta tiến hành làm sạch bề mặt vỏ tàu 1 lần nữa trước khi phun phủ. Lớp sơn phủ cũng cần pha trộn đúng với tỷ lệ nhà sản xuất khuyến cáo và có thể kết hợp sơn màu nâng cao tính thẩm mỹ, vẻ đẹp cho tàu biển. Có thể tăng cường phun 2 lớp sơn phủ đối với đáy tàu – nơi luôn luôn phải tiếp xúc với về mặt nước biển hay dễ bị hàu bám để có 1 lớp vỏ tàu tốt nhất.

Trên đây là hướng dẫn quy trình làm sạch về mặt và sơn chống rỉ sét tàu biển chuẩn nhất. Lê Bình Group không thi công phun sơn tàu biển. Tuy nhiên, chúng tôi có thể mang đến cho các chủ tàu, chủ xưởng đóng tàu những công nghệ làm sạch bề mặt, những máy phun sơn tàu biển chất lượng hàng đầu trên thế giới nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ. Liên hệ ngay tới hotline 0868.311.108 để nhận báo giá nhanh chóng bạn nhé.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

3
KHUYẾN MẠI HÔM NAY
0868.311.108
(Hotline 24/7)
086.280.3443
(Hỗ Trợ Bán Hàng)
Nhắn Tin Zalo
(Hỗ Trợ 24/7)